Những bí kíp giúp mẹ cho bé ăn dặm đúng cách

Mẹ đã sỡ hữu bí kíp ăn dặm cho bé chưa? Hãy cùng Mommomcare đọc bài viết này để bổ sung thêm cho mẹ kiến thức chế biến công thức ăn dặm cho bé nhé!

– Khi bé vào khoảng 6 tháng tuổi, thì sữa mẹ sẽ không còn đủ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con. Ở giai đoạn này, các mẹ sẽ phải cho con ăn dặm thêm để cơ thể có đủ dưỡng chất và tăng trưởng, phát triển.

– Có rất nhiều phương pháp ăn dặm được chia sẻ hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những cái hay riêng của nó, tùy thuộc vào thời gian và điều kiện mà các mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé. Nhưng để ăn như thế nào và ăn ra sao cho đúng thì các mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây.

1. Thời gian thích hợp để ăn dặm

– Thời điểm lý tưởng để các mẹ cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, bé đã dần hoàn thiện hệ tiêu hóa của mình và có thể tiêu hóa các thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

– Có một số mẹ bỉm cho bé ăn dặm sớm vào khoảng 4-5 tháng tuổi là không nên nhé. Vì ở độ 4-5 tháng, bé vẫn còn dùng sữa mẹ, nếu các mẹ cho bé ăn dặm sớm thì bé sẽ chán và ít bú sữa mẹ. Điều này sẽ làm cho cơ thể bé không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và dẫn đến nguy cơ còi xương sau này.

2. Ăn dặm như thế nào?

Khi cho bé bắt đầu ăn dặm, mẹ đừng kiêng hoàn toàn sữa mẹ với con nhé. Các mẹ vẫn cho con bú sữa mẹ 3-4 lần/ngày song song với việc ăn dặm. Các mẹ cho bé ăn theo các quy tắc sau đây:

  • Quy tắc ‘’ít – nhiều’’ tức cho các bé ăn từng ít một để bao tử của bé được làm quen rồi dần dần tăng lượng thức ăn lên cho phù hợp với sự phát triển của bé.
  • Quy tắc ‘’loãng – đặc’’: để hệ tiêu hóa của bé không bị phản ứng ngược lại, mẹ nên chú ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm, chỉ nên cho bé ăn các món xay nhuyễn, hoặc loãng thôi nhé.

  • Quy tắc ‘’không ép bé ăn’’: các bé mới bắt đầu ăn dặm thường sẽ không chịu ăn ngay, nên mẹ đừng ép bé ăn ngay lập tức, mà hãy từ từ đưa cho bé thử 6-8 lần hoặc nhiều hơn 10-12 lần.

  • Quy tắc ‘’tô màu chén bột’’: các món ăn dặm của bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.

3. Các thực phẩm ăn dặm

Các thực phẩm, món ăn dành cho các bé khi ăn dặm cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng đến từ 4 nhóm chính:

  • Nhóm chất bột đường

– Đây là nhóm chất cung cấp cho bé nguồn năng lượng cả ngày bao gồm: bột, gạo, ngũ cốc, khoai lang, yến mạch,….

– Mẹ có thể nấu thành các món cháo cho bé ăn dặm hoặc đôi khi chế biến các món súp khoai lang với bò, cà rốt,… để đổi khẩu vị và làm cho bé không bị chán ăn.

  • Nhóm chất đạm

– Nhóm chất này dễ dàng tiêu hóa, bao gồm các loại cá, thịt, sữa, trứng, các loại đậu,… sẽ cung cấp axit amin thúc đẩy sự tăng trưởng và hồi phục các tế bào của bé.

– Nhưng mẹ lưu ý chỉ cho các bé ăn vừa đủ thôi nhé, vì dư đạm sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa của bé.

  • Nhóm chất béo

– Chất béo là thành phần của màng tế bào và mô não, có hầu hết bên trong các loại thực phẩm. Chất béo đóng vai trò là dung môi giúp cho các Vitamin A, D, E,… hòa tan và hấp thụ vào cơ thể tốt hơn.

  • Nhóm chất xơ

– Nhóm chất xơ bao gồm các loại rau, củ, quả sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé phát triển tốt. Mẹ có thể cho bé ăn các loại trái cây, nước ép để bé được bổ sung thêm nhiều Vitamin, các khoáng chất giúp bé khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

4. Một vài lưu ý khi chế biến món ăn dặm

– Trong các món ăn của bé, mẹ nên cho thêm 1 chút dầu. Vì dầu sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của con hơn. Ngoài ra, còn giúp cho các vitamin hấp thụ vào cơ thể tốt hơn.

– Các mẹ lưu ý không thêm bất kì gia vị nào vào thức ăn của bé dưới 1 tuổi. Vì các loại gia vị như mắm, muối, đường có thể ảnh hưởng đến thận của bé.

– Cần đảm bảo là các loại thực phẩm ‘’sạch’’ và đã được rửa kỹ càng trước khi chế biến.

– Các dụng cụ chế biến thức ăn của bé phải được vệ sinh sạch sẽ.

– Thức ăn sau khi nấu, cần cho bé dùng ngay trong vòng 2 giờ.

Với bài viết này, Mommomcare mong rằng mẹ đã có thêm được một số kiến thức để chế biến bữa ăn dặm ngon lành và bổ dưỡng cho bé!

Đánh giá nội dung