Chuyên viên tâm lý Lê Khanh cho rằng, việc để mặc cho trẻ khóc do những đòi hỏi vô lý mà mẹ không đáp ứng, nuông chiều là đúng nhưng chưa đủ. Đó chỉ là bước 2 trong một chuỗi các bước phải vận dụng. Theo đó
Bước 1: Khi trẻ bắt đầu ăn vạ thì lùi ra
Bước 2: Bỏ mặc một thời gian ngắn;
Bước 3: Là đánh lạc hướng để thu hút trẻ vào các hoạt động khác mà trẻ có hứng thú;
Bước 4: tác động nhẹ nhàng, vỗ lưng, cho uống nước để trẻ “hạ hỏa”. Chứ không phải cứ để mặc với hy vọng là trẻ khóc chán rồi thì thôi.
Ngược lại, cũng không nên bế dỗ ngay, trừ khi biết chắc là trẻ khóc, kêu vì các nguyên nhân chính đáng như khó chịu vì ốm, lo sợ… Nếu trẻ bị vấp té vì mải chơi, bị đau vì chạy va đầu vào cạnh bàn… cha mẹ không nên tỏ ra hốt hoảng, chạy đến ôm ấp suýt xoa. Bởi chính hành động này sẽ là nguyên do dẫn đến sự bật khóc, thậm chí là gào khóc ngay và luôn, vì trẻ thấy rằng đã thu hút được sự chú ý của mẹ.
Bạn hãy xem phản ứng của trẻ, đôi khi trẻ sẽ tự đứng lên hay xoa đầu mà không có thêm phản ứng gì, nếu như thế thì cứ bỏ qua và trẻ cũng sẽ quên luôn. Nếu trẻ bắt đầu bật khóc, bạn không nên chạy lại để “đánh” cái sàn vì làm trẻ ngã, hay “phạt” cái bàn vì làm trẻ đau. Đó là sự đổ thừa mà trẻ sẽ mau chóng tiếp thu và sẽ áp dụng sau này cho các lỗi lầm của mình.
Theo chuyên gia Lê Khanh, thực ra, việc trẻ gào khóc chỉ để lại một kinh nghiệm cho trẻ là phải gào khóc thì bố mẹ mới quan tâm đến mình và gào khóc càng lớn sự quan tâm sẽ đến càng nhanh. Ngay khi trẻ bắt đầu có sự đòi hỏi, nhõng nhẽo thì chúng ta phải nhẹ nhàng quan tâm và tạo cho trẻ sự vui vẻ nhưng lại có thái độ cương quyết từ chối các yêu cầu. Đồng thời, chuyển hướng ngay sự chú ý của trẻ sang vấn đề khác.
Nếu trẻ cứ nằng nặc đòi hỏi, lúc đó mới bắt đầu tiến hành các biện pháp can thiệp theo từng bước một, không để cho trẻ có cơ hội kéo dài quá lâu tình trạng gào khóc, có khả năng đưa đến những phản ứng quá khích, tiêu cực. Còn với những trẻ hay nhõng nhẽo, thường xuyên ăn vạ thì cần phải quan tâm đến tính cách, năng lực và sở thích của trẻ, để dựa vào đó tiến hành những biện pháp dài hơi hơn để trị liệu cho trẻ bỏ dần thói quen này, không tạo thành tính cách xấu khi trẻ lớn lên.
Trẻ sơ sinh khóc vật vã, gia đình cần phải lưu tâmVới trẻ sơ sinh khóc vật vã là một vấn đề khác. Trẻ chưa biết nhõng nhẽo, ăn vạ nhưng hay khóc vật vã, oằn người cần phải xem xét dưới nhiều góc độ từ vấn đề sức khỏe, có thể có bệnh hay khó tiêu…cho đến các rối loạn về tâm lý khiến trẻ lo âu, sợ hãi. Với trẻ trên một tuổi bắt đầu có khả năng gào khóc để ăn vạ, gọi là gào khóc có chủ đích, có sự dẫn dắt của cảm xúc. Có những trường hợp gào khóc một cách “bất thường” và hay diễn ra dù không có lý do gì chính đáng cần phải quan tâm vì có thể là những biểu lộ của những rối nhiễu tâm lý mà trẻ đang mắc phải.
(Theo Chuyên gia tâm lý Lê Khanh) |
Đệm Coza cũng là 1 giải pháp giúp bé cảm thấy thoải mái và không còn quấy khóc, không chỉ thế Coza còn giúp bé nằm đúng tư thế, tránh những tình trạng móp đầu, cong quẹo cột sống…
Đệm nằm cao cấp Coza bebe mang lại cho bé cảm giác thoải mái và không còn quấy khóc thường xuyên.
Gối có độ lõm, giúp bảo vệ đầu bé khỏi méo, bẹp một cách tối đa nhất.
Độ cao của gối thích hợp, giúp bé không bị vẹo cổ, vẹo xương sống.
Thiết kế tạo góc nghiêng 15°, giúp bé thở đều & tốt cho hệ tiêu hóa; giúp bé nhận biết xung quanh tốt.
Phần chân được thiết kế kê cao giúp bé ngủ ngon hơn, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa bé.
Nguyên liệu được làm 100% cao su non đúc khối. Vỏ bọc bên ngoài được làm từ 100% Organic nên không hề gây kích ứng da cho bé.