Các vấn đề nhìn qua tưởng nguy hiểm nhưng thực chất, nó sẽ phát triển bình thường khi bé lớn dần lên.
Chỉnh hình chân cho trẻ là điều mà nhiều bố mẹ quan tâm, thậm chí can thiệp khá sớm, lo lắng khi thấy con có những dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, không phải tất cả những khác thường ở chân các bé đều nguy hiểm. Có một số vấn đề sẽ tự nhiên biến mất khi trẻ dần lớn lên. Cha mẹ không cần quá lo lắng.
1. Chân hình cung tên
Chân hình cung tên là tình trạng 2 chân của trẻ bị uốn cong ra ngoài như hình chiếc cung tên, để lại một khoảng cách giữa hai đùi. Tình trạng này là bình thường và không ảnh hưởng đến đi lại hoặc khả năng bò của bé.
2. Bàn chân phẳng
Bàn chân phẳng (trái) và bàn chân bình thường (phải)
Em bé sinh ra thường có bàn chân phẳng và khi lớn lên, chúng sẽ bắt đầu phát triển vòm. Tình trạng này không gây đau đớn hay có hại. Khi xương và cơ bắp của trẻ phát triển, bàn chân tự động linh hoạt hơn.
3. Chụm đầu gối
Một vấn đề phổ biến khác mà nhiều trẻ hay mắc là chụm hai đầu gối với nhau, nghĩa là chân của bé lại cong vào trong, và hai mắt cá chân cách xa nhau. Tình trạng này sẽ biến mất theo thời gian, thường là khi trẻ 7-8 tuổi. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm này mà bé không bình thường thì nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó cần được chẩn đoán bởi bác sĩ.
4. Ngón chân chim bồ câu
Ngón chân chim bồ câu hoặc bàn chân hướng vào trong là tình trạng bàn chân của trẻ bị xoắn vào trong. Nó sẽ bình thường trở lại theo thời gian, thông thường là khi trẻ bắt đầu đi. Sự thay đổi này thường khá chậm và trẻ có thể mất thời gian khá lâu để bỏ thói quen này. Nếu vấn đề không được cải thiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
5. Bàn chân bè
Tình trạng này trái ngược với vấn đề phía trên, bàn chân trẻ bị cong ra ngoài làm cho bước đi của trẻ rộng hơn khi bước đi. Vấn đề này cũng sẽ được cải thiện khi trẻ lớn lên. Nó không gây đau đớn nhưng một số bé sẽ có cảm giác khó chịu ở đầu gối hoặc hông.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Mặc dù tất cả những tình trạng trên đều là bình thường và sẽ được cải thiện khi trẻ lớn dần lên nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có những dấu hiệu này bởi cấu trúc cơ thể mỗi bé là khác nhau và sẽ có những bé là thực sự nghiêm trọng